Bạn muốn tối ưu hóa SEO? Trước hết hãy hiểu cách Google hoạt động!

Tìm kiếm khách hàng mới là một phần quan trọng trong việc kinh doanh. Và một trong số những cách tốt nhất để khách hàng tìm thấy bạn là thông qua việc tìm kiếm trên Google.

Nhưng làm thế nào để khách hàng tìm thấy bạn mà không cần phải qua sự giới thiệu của bạn bè hay qua cửa hàng, showroom…? Đó là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hay tối ưu SEO. Một website có thứ hạng càng cao thì khả năng có được khách hàng mới càng nhiều.

Nhiều người cho rằng tối ưu hóa SEO là một quá trình chỉ dành cho những người có nghề và có điều kiện tài chính. Tuy nhiên thực tế thì các công ty nhỏ cũng có thể đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm nếu thực sự hiểu “Google hoạt động như thế nào”.

“Phép thuật” của Google

Mỗi khi bạn vào Google và bắt đầu gõ bất cứ từ khóa gì đó, Google hiểu rằng bạn đang mong muốn tìm được các thông tin hữu ích nhất và cố gắng sắp xếp những kết quả phù hợp nhất vào 5 kết quả tìm kiếm đầu tiên. Google và các công cụ tìm kiếm khác (Như Bing, Yahoo, Duckduckgo…) đều đang nỗ lực để đưa ra những kết quả phù hợp nhất cho người tìm kiếm (Khách hàng tiềm năng của bạn).

Cách Google hoạt động, thuật sĩ của Google

Bí quyết trong SEO là “Hiểu được Google hoạt động như thế nào” để có thể tối ưu hóa SEO và đưa kết quả tìm kiếm của bạn lên trang đầu tiên và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.

Google có một hệ thống trí tuệ nhân tạo được gọi là RankBrain. RankBrain thực hiện hàng loạt các thuật toán phức tạp nhằm học cách người dùng truy vấn để đưa ra kết quả tìm kiếm chính xác nhất. Hệ thống của Google làm việc để đáp ứng hàng triệu truy vấn mỗi giây và luôn học hỏi, cải thiện kết quả tìm kiếm của người dùng.

Nó nhìn thấy kết quả tìm kiếm được nhấp vào như thế nào, họ mất bao lâu để nhấp vào kết quả tìm kiếm đó, đưa ra các kết quả phù hợp nhất dựa trên truy vấn cùng chủ đề hoặc dựa trên hành vi của người khác cũng tìm kiếm cụm từ như bạn.

Mục đích là luôn luôn cung cấp các kết quả tìm kiếm với nội dung hữu ích nhất, đáng tin cậy cho người tìm kiếm, nó có thể chỉ đánh giá một phần nội dung trong toàn bộ trang của bạn. Dưới đây là video giải thích cách Google chính thức từ trang Youtube của Google (Trình bày bởi Matt Cutts).

Nguồn: Youtube

Google thấu hiểu sâu về bản chất nội dung trang web của bạn, tốc độ tải trang của bạn, dữ liệu của bạn (bao gồm tiêu đề, từ khóa, thẻ alt hình ảnh) và độ uy tín của trang web (backlinks, độ tuổi website, traffic hay lưu lượng truy cập….).

Google càng ngày càng cải thiện thuật toán của họ để đưa ra kết quả tìm kiếm theo xu hướng tự nhiên nhất, đây là tin tốt cho những website có nội dung tốt và mặt khác là tin không mấy tốt đẹp cho các website có nội dung không được chăm sóc tốt.

Các thuật toán của Google tập trung để tạo ra một sân chơi công bằng cho tất cả mọi người, mọi quy mô tổ chức.

Vì vậy, đừng lo lắng về vấn đề ngân sách hay quy mô tổ chức của bạn. Nếu bạn là một người mới tham gia vào SEO và đang tìm cách để tối ưu hóa SEO thì hãy xem những giải pháp dưới đây. Những giải pháp này có thể áp dụng ngay mà không tốn quá nhiều chi phí.

Nội dung là chiến mã của bạn

Google sẽ bắt đầu xếp hạng website của bạn một cách ổn định khi mà nó nhận thấy nội dung của bạn đầy đủ. Có thể bạn đã nghe thấy hoặc nhìn thấy ở đâu đó câu nói “Content is King” (Nội dung là Vua) của Bill Gates, đó giống như một câu nói đã đi vào “Truyền thuyết” không những trong SEO mà còn trong quảng cáo, marketing… Website của bạn bán gì không quan trọng, quan trọng là nội dung của bạn phải chất!

Nội dung là chiến mã của bạn

Điều đầu tiên trong chuỗi công việc tối ưu hóa SEO đó là nội dung website của bạn phải “sạch”, các liên kết được tổ chức và điều hướng rõ ràng. Nếu bạn đang bán các sản phẩm không thể lựa chọn ngay trên website thì hãy chắc chắn rằng bạn có đầy đủ các thông tin như: địa điểm, giờ làm việc, và các dịch vụ trên trang web và submit chúng lên Google Maps.

Ngoài những thông tin cơ bản, hãy cung cấp các thông tin là thế mạnh của bạn, điều gì làm bạn nổi bật hơn đối thủ… Và quan trọng là trong website của bạn cần có phần Blog, đây là nơi chúng ta sẽ thực hành tối ưu hóa SEO và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Ban đầu, hãy cố gắng tạo ra các bài viết cung cấp những thứ mà ban đầu khách hàng của bạn sẽ quan tâm (Ví dụ như công ty bạn là gì, bạn có dịch vụ gì, những điều khác biệt, những điều khách hàng hay thắc mắc về sản phẩm của bạn…). Hãy cho khách hàng thấy lợi ích từ việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Tối ưu trải nghiệm khách hàng

Khách hàng tiềm năng của bạn tìm kiếm liên tục mỗi ngày và họ không có nhiều thời gian để sàng lọc các kết quả tìm kiếm. Điều bạn phải làm đó là tối ưu trải nghiệm khách hàng, làm sao cho khách hàng tìm thấy bạn một cách dễ ràng nhất trên mọi mặt trận.

Và để làm được điều đó, bạn cần làm cho Google cảm thấy “có cảm tình” với trang web của mình bằng cách tối ưu các chi tiết sau:

Tối ưu hóa di động

Tỷ lệ sử dụng di động để tìm kiếm chiếm tới 80% lưu lượng truy cập của hầu hết các websites và khách hàng chỉ dành dưới 3 giây để lựa chọn 1 kết quả ưng ý. Vì vậy, hãy dự đoán các thông tin mà khách hàng của bạn muốn tìm kiếm và tối ưu nó.

Điều này có liên quan gì tới tối ưu hóa SEO?

Khách hàng tiềm năng của bạn không nhất thiết phải nhìn thấy một website thiết kế đẹp, thay vào đó họ cần biết thông tin về thông tin liên hệ của bạn, địa chỉ và giờ làm việc của bạn. Họ muốn nhìn thấy thông tin đó trong nháy mắt mà không phải mất công sức kéo lên kéo xuống, chuyển hướng phức tạp.

Khi khách hàng cảm thấy website của bạn thực sự hữu ích, lần sau họ sẽ ghi nhớ và truy cập vào website của bạn từ thanh địa chỉ hoặc kết quả tìm kiếm. Chắc chắn rồi, điều này rất cần thiết cho SEO nhé!

Nếu bạn chưa biết website của mình có thực sự thân thiện với di động hay không, bạn có thể kiểm tra website thân thiện với di động thông qua website Kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của Google.

Thiết lập Google Doanh nghiệp của tôi (Google My Business)

Nếu bạn đang kinh doanh các mặt hàng như nhà hàng, khách sạn… thì việc đưa địa điểm của mình lên Google doanh nghiệp là một việc tuyệt vời vì nó sẽ giúp thu hút khách hàng tiềm năng tới với doanh nghiệp & website của bạn một cách nhanh chóng.

Google My Business - Đưa doanh nghiệp lên Google

Nguồn: Google Business

Có một số việc cần lưu ý khi tối ưu SEO cho Google My Business, đó là:

  • Hãy chắc chắn rằng bạn cập nhật thông tin thường xuyên (Địa điểm, giờ giấc làm việc, mức giá….)
  • Hãy đảm bảo trang web của bạn vẫn hoạt động, vì khi họ tìm thấy doanh nghiệp nhưng lại chẳng thể vào được website của bạn thì 99% khách sẽ không quay lại.

Tối ưu hóa tốc độ tải trang

Theo thống kê của Google thì tới năm 2020 vẫn có tới 70% dân số toàn thế giới tìm kiếm với tốc độ mạng 3G và nếu 3 giây đầu tiên khách hàng không nhìn thấy giao diện website của bạn thì tỷ lệ họ rời đi là rất cao. Chính vì thế chúng ta cần tối ưu tốc độ tải trang cho cả khách hàng và bộ máy tìm kiếm.

Google đã phát hành một công cụ giúp các bạn kiểm tra website của mình tải mất bao lâu và cần tối ưu những gì, bạn có thể truy cập để kiểm tra ngay tại: https://testmysite.thinkwithgoogle.com

Nếu nội dung là vua, thì từ khóa là nữ hoàng

Nếu để nói duy nhất một câu về SEO, tôi sẽ nói: Hãy suy nghĩ từ khóa theo một cách khác.

Từ khóa là một phần rất quan trọng trong SEO, nhưng nếu bạn cứ tập trung vào các từ khóa chính, đây không phải là cách dành cho bạn vì nó rất tốn kém và rủi ro. Đây là một trong những sai lầm vô cùng cơ bản mà một SEOer không được phép mắc phải, nếu có thì chỉ dành cho … tân binh mà thôi.

Từ khóa là nữ hoàng trong SEO

Cái thời viết một đống từ khóa rồi nhét link vào đã qua rồi, nếu bạn cố gắng thực hiện việc đó, bạn sẽ sớm nhận được một phần lệnh phạt từ Google.

Thay vào đó, bạn hãy suy nghĩ khác đi một chút. Tôi thường gọi tự hỏi khách hàng sẽ tìm kiếm điều gì để dẫn tới website của mình, những câu hỏi này được gọi là “Long tail keywords” hay “Từ khóa đuôi dài”.

Trên thực tế, các từ khóa long tail sẽ mang lại chuyển đổi cao và có giá trị lâu dài. Có một tips nhỏ: Mỗi bài viết hoặc trang, bạn có thể chèn một vài từ khóa về trang chứa từ khóa mà bạn muốn SEO lên (nhưng đừng lạm dụng nó), sau một thời gian các bài viết và trang của bạn sẽ phát huy tác dụng trông thấy.

Google không hiểu hình ảnh của bạn, hãy tối ưu nó!

Mặc dù suốt một thời gian dài, không chỉ Google mà các công cụ tìm kiếm khác cũng cố gắng để hiểu được những gì tác giả bài viết muốn đề cập trong ảnh một cách chính xác. Chính vì thế tới tận bây giờ, Google vẫn đang nhận dạng hình ảnh của bạn thông qua cách bạn miêu tả nó.

Tối ưu alt cho Google image

Mỗi khi post một hình ảnh lên, bạn cần cung cấp một đoạn miêu tả về hình ảnh đó. Nếu sử dụng WordPress, nó có tên là “Văn bản thay thế” hoặc “Image Title Attribute“.

Backlinks cần Chất hơn Lượng

Google dần chuyển dịch sang hướng tự nhiên nhất, vì thế họ cũng thay đổi thuật toán để hiểu “Thế nào là một website uy tín?“.

Bây giờ, điều quan trọng hơn hết, đó là có được backlink từ các trang web có độ tin cậy lớn. Các liên kết này có thể xây dựng bằng nhiều cách khác nhau như: Đăng bài trên blog cá nhân hoặc của người khác, backlink từ các website tin tức, báo uy tín, backlink từ các trang đánh giá uy tín…

Điều này sẽ mất thời gian, tuy nhiên nó mang lại giá trị lâu dài và thích hợp cho các doanh nghiệp, cá nhân mới bắt đầu SEO.

Cải thiện chất lượng SEO của bạn với Yoast SEO

Có nhiều lựa chọn và các lời khuyên giúp bạn cải thiện chất lượng bài viết, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thực hiện đồng thời việc viết bài và đối chiếu các tiêu chuẩn SEO bằng việc sử dụng plugin Yoast SEO (Nếu bạn sử dụng WordPress). Đây là một plugin miễn phí và được tin dùng bởi hàng triệu websites trên thế giới.

Plugin Yoast SEO viết bài chuẩn SEO

Nguồn: Yoast SEO

Kết quả SEO đôi khi đến như một giấc mơ

SEO có thể là một quá trình phức tạp trong các công ty, tổ chức có quy mô lớn. Những lời khuyên phía trên không phải là tất cả. SEO là quá trình học hỏi và nghiên cứu khách hàng kỹ lưỡng và tốn thời gian, sau đó có thể là Google Adwords rồi tới các câu hỏi như: Làm thế nào để phân tích lưu lượng, làm sao để biết được hiệu quả SEO….

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ thì những lời khuyên bên trên dễ dàng để thực hiện và sau một thời gian bạn sẽ bất ngờ khi thấy trang web của mình đứng trên một vị trí cao mà không cần bất cứ sự trợ giúp “thần thánh” nào.

1 bình luận về “Bạn muốn tối ưu hóa SEO? Trước hết hãy hiểu cách Google hoạt động!”

Ý kiến của bạn về bài viết